Kinh nghiêm lựa chọn mặt bằng quán cafe

Trong muôn vàn kinh nghiệm để mở quán cafe thành công, thì hôm nay Goldensea xin mách nhỏ bạn kinh nghiệm chọn mặt bằng quán cafe. Đây cũng là một trong những chìa khóa mấu chốt để đảm bảo hơn tỉ lệ thành công cho khởi nghiệp trong ngành F&B của bạn. Cùng Goldensea tìm hiểu cụ thể qua các nội dung sau đây:

1. Định mức đầu tư

Bước đầu tiên trong lựa chọn địa điểm mở quán là bạn phải xác định chi phí dự trù cho việc thuê mặt bằng. Chi phí này sẽ chiếm % khá lớn trong tổng vốn đầu tư của bạn và quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của quán. Tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh, mỗi nhà đầu tư sẽ có cách chọn cho mình hình thức đầu tư mặt bằng riêng:

  • Mặt bằng lâu dài: mức đầu tư của hình thức này thường khá cao. Hợp đồng thuê nhà có thể là 5-10 năm, hình thức thanh toán 6 tháng – 1 năm/lần.

Ưu điểm: nơi thuê khó bị thay đổi do tác động từ chủ nhà (muốn bán nhà, cho người khác thuê, xây dựng lại…).

Nhược điểm: cần lượng tài chính dồi dào.

  • Mặt bằng linh hoạt: mức đầu tư này phù hợp với mô hình quán nhỏ và ít vốn. Hợp đồng thuê nhà thường ngắn hạn (1-2 năm) và hình thức thanh toán nhẹ nhàng hơn (chi phí đặt cọc thấp, 1-3 tháng trả tiền thuê một lần).

Ưu điểm: sử dụng vốn lưu động, linh hoạt, có thể thay đổi kế hoạch dễ dàng hơn.

Nhược điểm: nên cân nhắc nếu xác định đầu tư lâu dài. Bởi rất có thể khi quán bắt đầu đông khách thì bạn lại phải… đi chỗ khác do chủ nhà không cho thuê thêm.

Kinh nghiêm lựa chọn mặt bằng quán cafe 1

2. Diện tích quán

Đây là điều có lẽ bất cứ một chủ quán cafe nào cũng không thể bỏ qua. Mỗi một mô hình quán cafe lại có yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Mặt bằng của một quán cafe sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Trung bình, diện tích một quán cafe sân vườn khoảng trên dưới 100 mét vuông. Mặt bằng của các quán cafe take away thường tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại.

Cafe 2F

Tùy thuộc phong cách thiết kế mà diện tích cho không gian quán là khác nhau

Hãy cân nhắc thật kỹ xem diện tích bạn cần thiết tối thiểu là bao nhiêu để đủ cho bài trí, sắp xếp trang thiết bị. Chưa hẳn diện tích rộng đã tốt. Bố trí hợp lý , sử dụng hiệu quả trong diện tích lựa chọn mới là quan trọng, nó sẽ tiết kiệm chi phí cũng như gia tăng tính thẩm mỹ rất nhiều cho bạn.

3. Vị trí và đặc điểm của mặt bằng quán

Vị trí mặt bằng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và nhu cầu mở rộng của quán.

Với những ai đang đọc bài viết này, tôi dám chắc mọi người vẫn đang nghĩ xem nên đặt địa điểm mở quán của mình ở đâu để thu hút khách nhất. Việc địa điểm ảnh hưởng như thế nào tới doanh thu và lượng khách, chắc chắn không ai trong chúng ta không biết.

New Coffee tại Sóc Sơn

Tất nhiên việc quán trang trí hút khách, đồ uống hợp khẩu vị đa số và việc marketing cho quán tốt sẽ giúp đảm bảo hoàn hảo sự thành công nhưng nếu Bạn lựa chọn được một địa điểm mở quán thuận lợi, bạn đã nắm được khoảng 50% thành công. Pha chế đồ uống chất lượng và dịch vụ phục vụ tốt sẽ có tác dụng giữ khách hàng quay lại quán, nhưng nếu không có những khách hàng đầu tiên biết tới thì… làm gì có ai quay lại đúng không nào?

4. Chọn địa điểm mở quán như thế nào cho hợp lý?

Theo lối tư duy thông thường của chúng ta, một địa điểm thuận lợi là những nơi mà chúng ta có thể tìm thấy, đến với nó và ở lại với nó một cách dễ dàng. Hãy thử lập bảng so sánh các yếu tố này trước khi quyết định thuê địa điểm mở quán để đảm bảo hơn cho việc kinh doanh:

  1. Vị trí này có thuận tiện cho mắt người đi đường nhìn thấy không?
  2. Vị trí này có ở gần nhiều đối tượng khách hàng bạn hướng đến không?
  3. Vị trí này có thể đặt biển hiệu quảng cáo và dễ đập vào mắt khách hàng không?
  4. Vị trí này có thuận tiện cho việc dừng xe không?
  5. Vị trí này có nằm trên đường một chiều, các con đường khó quay xe không?
  6. Vị trí này chỗ đỗ xe có rộng rãi không? Có bị lực lượng chức năng hay nhòm ngó không?
  7. Hãy lưu ý những đặc điểm cực kỳ nhỏ nhưng bất tiệncho khách hàng như vỉa hè quá cao, quá hẹp, gần miệng cống thoát nước… nhé
  8. Không gian, tầm nhìn: phần này tôi tạm thời xin phép sẽ đề cập chi tiết ở phần sau.

So sánh và phân tích chi tiết hơn cho từng yếu tố:

  1. – Diện tích: Tùy mô hình quán và vốn đầu tư để lựa chọn địa điểm có diện tích tương ứng. Quán có 2-4 tầng là tốt nhất, khách hàng thích ngồi trên cao để nhìn ra ngoài.
  2. – Chỗ để xe: Có chỗ để xe máy và ô tô là tốt nhất. Nếu không thì khu vực xung quanh đó có chỗ để xe hay không?
  3. – Mật độ người qua lại: ít hay nhiều? Khu vực đông đúc hay vắng vẻ, dòng người di chuyển nhanh hay chậm? Lưu lượng người đi bộ thế nào?
  4. – Tình hình cơ quan chính quyền địa phương có phức tạp không?
  5. – Điện nước: có thuận lợi cho việc thi công không?
  6. –  Vỉa hè: Có diện tích vỉa hè rộng rãi để khai thác hay không?
  7. – Trần, tường, sàn nhà: Phần thô của quán càng hạn chế phải cải tạo càng tiết kiệm chi phí
  8. – Hướng nắng & gió: Hỏi kỹ về hướng nhà, hướng nắng, gió. Đặc biệt là mùa hè có bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào hay không? Tìm hiểu điều này để có phương án thiết kế thi công phù hợp ngay từ đầu.
  9. – Tình hình an ninh: Tình hình an ninh, trộm cắp khu vực xung quanh
  10. – Dân cư xung quanh: khó hay dễ tính?
  11. – Giá thuê: Giá thuê mặt bằng so với khu vực xung quanh

Với giá thuê, nên lưu ý:

Không nên vì quá nôn nóng mà chấp nhận mức giá quá cao từ người cho thuê. Hãy lưu ý bạn cần đầu tư lâu dài, không phải chỉ vài ba tháng.

Sau khi đã xác định được địa điểm cần thuê thì bạn phải xem giá cả đã đúng với mức định đầu tư ban đầu chưa. Bạn cần đặt câu hỏi: “Liệu giá đó đã hợp lý với giá bất động sản chung của khu vực chưa?“

Bên cạnh đó, hãy xác định xem thời gian có thể thuê được mặt bằng này là bao lâu. Họ có thể chỉ cho bạn thuê trong thời gian ngắn , hay cũng có thể bắt bạn phải ký hợp đồng dài hạn để phù hợp với kế hoạch của họ (bán nhà, tu sửa hay tăng giá…)

5. Các hợp đồng, giấy tờ liên quan

Bước cuối cùng khi quyết định thuê địa điểm đó là các hợp đồng hợp pháp của địa điểm đó. Nó có thể là giấy tờ chứng nhận QSD đất hay giấy phép kinh doanh trên BĐS đó.

Hãy lưu ý những vấn đề không rõ ràng, mập mờ trên giấy tờ. Có thể bạn cần sự xác minh/xác nhận của chính quyền địa phương. Các giấy tờ phải thuộc sở hữu hoàn toàn của người cho thuê, không thuộc tài sản phạm pháp, đang tranh chấp.

Hi vọng những chia sẻ trên đã cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích về địa điểm mở quán cafe.

1 phút cho quảng cáo:

Goldensea Interior là công ty chuyên tư vấn và thiết kế, thi công nội thất quán Cafe, Chúng tôi với đội ngũ nhân sự sáng tạo, tâm huyết và có kinh nghiệm nhiều năm chuyên sâu trong lĩnh sẽ đảm bảo cho bạn không gian kinh doanh tối đa về khả năng sử dụng với mức chi phí đầu tư ban đầu “tối ưu”

Liên hệ ngay để trao đổi ý tưởng cho không gian kinh doanh mới và nhận tư vấn miễn phí!

Chúc các bạn thành công!

    Write a comment