KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nhà thơ R.M. Engelhardt đã từng viết: “Một điếu thuốc, một quyển sách, một tách cà phê. Những đồ vật nhỏ bé, đơn giản nhất chúng ta có thể có để vượt qua những ngày tháng mệt mỏi của cuộc đời và những ngày mưa buồn yên ả.” Không lạ gì khi cà phê và sách được xem là một sự kết hợp tuyệt vời. Chính vì vậy, mô hình kinh doanh café sách đang rất thịnh hành trong những năm gần đây.

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 1

Cà phê sách Nhã Nam

Nếu bạn ấp ủ ý tưởng mở một quán café sách nhưng không biết chuẩn bị những gì? Làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu cà phê sách độc đáo và đảm bảo doanh thu? Cùng Goldensea tham khảo bí quyết, kinh nghiệm của các chủ quán cà phê sách thành công được tổng kết trong bài viết dưới đây!

Mở quán cafe cần sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, đầu tiên, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu, phân tích và lập kế hoạch một cách đầy đủ và chi tiết nhất!

1. Nghiên cứu thị trường

Để thực hiện nghiên cứu, phân tích, các bạn có thể tìm đọc các “Case Study” mở quán cafe trên internet kết hợp với quan sát thực tế để học hỏi kinh nghiệm khi mở quán cafe từ những người đi trước.

1.1. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Một số vấn đề về khách hàng bạn cần xác định là: Khách hàng bạn đang hướng tới là ai? Họ đến quán cafe làm gì? Họ đến trong khoảng thời gian nào? Cách trang trí, cách thức phục vụ của từng quán ra sao để thu hút khách?

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 2

The Booklink Coffee

Dưới đây là hành vi tiêu dùng, hưởng thụ, cách thức uống cafe của người dân tại 2 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM:

– Đối tượng sử dụng cafe thường là nam/nữ, độ tuổi từ 16-39, tần suất uống cafe trung bình khoảng 2 lần/tuần. Khác hàng nữ thường chọn uống cafe ở các quán cafe dạng chuỗi (Coffee Bene, The Coffee House, Highland coffee,…) trong đó, nam giới lại lựa chọn uống cafe ở các quán bình dân hoặc các cafe truyền thống như Trung Nguyên Coffee.

– Thời điểm uống cafe của khách hàng: Buổi sáng trước khi làm việc, buổi trưa, buổi tối sau khi tan sở. Vào các ngày cuối tuần, nhu cầu sử dụng cafe ở các đối tượng này tăng cao. Họ có thể đến quán uống cafe, tụ họp bạn bè vào nhiều thời điểm khác nhau.

– Bên cạnh các yếu tố về giá cả, hương vị, không gian quán là yếu tố lớn nhất khiến các quán cafe độc lập được người tiêu dùng ưa thích.

– Thông thường, giá cho 1 ly cafe ở các quán bình dân dao động từ 10k – 25k/ly. Trong đó, chi phí cho 1 ly ở các quán cafe dạng chuỗi là 40k.

1.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về đối thủ cạnh tranh là một phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch kinh doanh quán café của bạn. Nghiên cứu để thấy được tại sao họ thành công, tại sao họ thất bại và rút kinh nghiệm, tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp nhất với cá nhân mình.

Vậy bạn cần nghiên cứu gì?

– Các quán lân cận: bao gồm những quán nào, mô hình kinh doanh ra sao, mức độ đông khách và chất lượng giá cả như thế nào?

– Với các quán có mô hình kinh doanh cafe tương tự: thì bạn cần xem xét mức độ khoảng cách đến quán của mình, tìm hiểu khoảng giá, thời gian đóng mở cửa, hình thức trang trí, số lượng các đầu sách… Từ đó rút ra được các nhược điểm và cố gắng khắc phục chúng, mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

– Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của mô hình cafe sách còn phải kể đến các thư viện xung quanh đó, bởi đây là địa điểm phục vụ các bạn học sinh sinh viên nhiều. Ưu điểm của thư viện là số lượng đầu sách phong phú đa dạng, ra vào không mất phí và có cả hình thức mượn sách mang về. Tất cả những điều này đều được nêu rất chi tiết trong bản lập kế hoạch kinh doanh quán café của riêng bạn.

                 >>> Xem thêm: 12 MẪU THIẾT KẾ QUÁN CÀ PHÊ ĐỘC ĐÁO NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

1.3. Xác định mục tiêu kinh doanh

Việc hiện thực hóa kế hoạch mở quán cafe sẽ đơn giản, dễ thực hiện hơn rất nhiều nếu bạn xác định được rõ ràng mục tiêu của mình. Lời khuyên của mình cho các bạn là hãy ngồi xuống, cầm bút và viết ra những gì bạn muốn đạt được đối với ý tưởng mở quán cafe lần này.

Việc xác định mục tiêu cần tuân thủ các nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART (cụ thể, rõ ràng, thực tế, có thể đo lường được và có các mốc thời gian cụ thể để hoàn thành).

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 3

2. Chi tiết lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sách

2.1. Lựa chọn địa điểm mở quán

Địa điểm kinh doanh quán cafe sách nhất định phải yên tĩnh, có tầm nhìn đẹp để khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Địa điểm là yếu tố quan trọng quyết định 40% sự thành công của quán café. Hãy dành thời gian phân tích, xem xét các vấn đề sau: Vị trí mở quán có đủ rộng hay không? Có dễ để khách hàng nhìn và tìm thấy hay không? Chỗ đậu xe ở đâu? Lưu lượng, tần suất người qua lại ở từng thời điểm? Có nhiều quán cafe, đối thủ cạnh tranh xung quanh hay không?…

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 4

Haven Book Coffee

Các vị trí mặt bằng đẹp, tốt cho việc kinh doanh quán cafe là các ngã tư, khu gần các trường đại học, trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng, khu dân cư đông đúc,…

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ những điều khoản bên trong hợp đồng thuê nhà, thuê mặt bằng. Để tránh tình trạng bị đòi, nâng giá mặt bằng khi vừa mới kinh doanh trong thời gian ngắn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bạn bè, luật sư trước khi ký kết hợp đồng.

2.2. Vốn đầu tư

Chắc chắn bạn sẽ đặt câu hỏi: mở quán cà phê sách cần bao nhiêu vốn? Dưới dây là bản kế hoạch về tổng số tiền đầu tư khi mở quán cafe sách. Qua bản kế hoạch này các bạn sẽ ước chừng được số tiền bạn cần phải đầu tư vào quán cafe sách là bao nhiêu.

  • Chi phí thuê địa điểm: Mô hình quán cafe sách đòi hỏi một mặt bằng rộng rãi, yên tĩnh và thoáng mát, mang đến không gian thưởng thức sách lý tưởng cho khách hàng. Vì thế chi phí đầu tư vào địa điểm sẽ cao hơn nhiều so với các mô hình kinh doanh khác. Vốn ban đầu thuê mặt bằng kinh doanh khoảng: 40 – 60tr cho 3 – 6 tháng.
  • Chi phí trang thiết bị (55-60 triệu): ngoài các trang thiết bị như bố trí bàn ghế, trang trí, chi phí mua các trang thiết bị cho pha chế thì mô hình cafe sách còn đặc biệt cần tốn thêm chi phí về việc mua sắm các đầu sách (vốn đầu tư mua sách: 20 – 30 triệu đồng).
  • Chi phí nguyên liệu ở đây sẽ bao gồm chi phí mua cafe, sữa, bột, các loại si ro, hoa quả tươi… (9 – 13 triệu)
  • Chi phí thuê nhân viên (30 – 40 triệu): Chi phí thuê nhân viên phục vụ cũng không quá cao, dao động từ 5-7 triệu/tháng cho nhân viên làm việc toàn thời gian và từ 12k – 15k/ giờ cho nhân viên làm việc theo giờ.
  • Chi phí cho thiết kế quán cafe sách: 25 – 30 triệu
  • Ngoài ra còn các loại chi phí phát sinh như quan hệ với đối tác, quà biếu, tiếp khách…

2.3. Các thủ tục pháp lí

Khi chấp nhận kinh doanh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải gặp gỡ các vấn đề liên quan đến giấy tờ. Với các quán cafe quy mô vừa và nhỏ, các bạn cần đăng ký kinh doanh theo dạng hộ gia đình với ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi mở quán. Trong trường hợp kinh doanh cafe với quy mô lớn theo chuỗi, nhượng quyền, các bạn cần tham khảo ý kiến của luật sư và hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết.

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 5

Slowee Coffee Book

Các giấy tờ cần thiết để mở quán cafe bao gồm:

Giấy phép kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm: giấy phép này bạn cần xin tại phòng kinh tế – kế hoạch – UBND quận tại nơi bạn đặt địa chỉ quán. Hồ sơ đầy đủ cần bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu của phòng kinh tế – kế hoạch – UBND tại quận đó
  • Hợp đồng thuê nhà (trong trường hợp mặt bằng quán đi thuê) hoặc sổ đỏ trong trường hợp bạn mở quán tại nhà cùng với CMND có công chứng của chủ quán và các thành viên (nếu có).

Giấy chứng chỉ an toàn thực phẩm:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền về VSATTP
  • Bước 2: Sau đó chờ các cơ quan đến thẩm định cơ sở, nếu đạt tiêu chuẩn bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận, nếu không sẽ được thẩm định lại trong vòng 3 tháng, trong thời gian này, đoàn thẩm định hoàn toàn có quyền đình chỉ hoạt động của quán nếu thấy cần thiết.

2.4. Tìm nhà cung cấp

Để có thể kinh doanh thành công, bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp các nguyên liệu tốt, đáng tin cậy, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của quán mình.

Nếu được bạn nên thông qua các mối quan hệ để tìm đến các đơn vị chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho cửa hàng đồ uống để đảm bảo độ phong phú và tươi ngon của nguyên vật liệu, cũng như những phần chiết khấu hậu hĩnh. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh quán cafe của bạn (chỉ bán cafe hoặc bán kèm thêm trà, sinh tố, bánh ngọt, đồ ăn vặt,… ) mà bạn có thể lập danh sách nguyên liệu chính/phụ cần có và tìm kiếm các nhà cung cấp tương ứng.

Đặc biệt ở mô hình cafe sách, khi bạn lập kế hoạch kinh doanh quan cafe sách bạn cũng cần phải tìm kiếm các đơn vị chuyên cung cấp sách để liên tục làm mới hơn, phong phú hơn các đầu sách tại quán. Nếu có thể bạn nên kết hợp với các nhà xuất bản để tham gia bày bán, phân phối các đầu sách. Đừng nghĩ rằng khách hàng của bạn chỉ là những người yêu thích đọc sách chùa, mà thực chất những người yêu sách đều sẵn lòng mua về những quyển sách mà họ đã đọc và yêu thích.

2.5. Thiết kế và trang trí không gian quán

Xác định được phong cách của quán giúp bạn tránh sự lan man trong việc thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế, định hướng cụ thể hơn những gì mà bạn sẽ làm. Bạn nên chú trọng đến khâu thiết kế quán vì nó quyết định tính thẩm mỹ và cả phần “hồn” của quán. Đó có thể là phong cách Retro, hoài cổ hay hiện đại, sáng tạo, gần gũi với thiên nhiên,… Hãy dựa vào những nghiên cứu về khách hàng ở mục 1 để hiểu thị hiếu, sở thích của khách hàng mục tiêu và thiết kế cửa hàng phù hợp với họ.

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 6

Hub Coffee Book

Các yếu tố mà bạn cần xem xét khi thiết kế quán cafe bao gồm các công việc như sắp xếp vị trí, công năng của từng khu vực, lựa chọn màu sắc, ánh sáng, đồ nội thất cho quán, thiết kế, lắp đặt bảng hiệu, trang trí không gian quán, ….

Hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng chỉ có những quán cà phê lớn, sang trọng với vốn đầu tư nhiều mới cần đến thiết kế. Ngay cả khi quán của bạn chỉ có chi phí đầu tư vài chục triệu thì bạn cũng nên suy nghĩ nghiêm túc đến vấn đề này. Bạn nên mạnh dạn nhờ đến các chuyên gia thiết kế nội thất, những công ty thiết kế, trang trí nội ngoại thất chuyên nghiệp để thiết kế để tạo phong cách riêng cho quán.

                 >>> Xem thêm: Vì sao nên đầu tư thiết kế nội thất quán cà phê ĐẸP và ẤN TƯỢNG

2.6. Lên ý tưởng menu và các sản phẩm đồ uống

Thực đơn (menu) cần thể hiện tầm nhìn và chủ đề của quán. Để tiết kiệm chi phí, các bạn có thể tự chụp ảnh sản phẩm, thiết kế manu quán cafe cho riêng mình. Nếu biết nhiều về đồ họa, các bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế chuyên nghiệp như Inlustrator, Photoshop,… Nếu không chuyên, các bạn có thể thiết kế bằng công cụ trực tuyến Canva. Sau khi thiết kế bản mềm, đừng quên tham khảo ý kiến của bạn bè, những người có kinh nghiệm mở quán cà phê và điều chỉnh lại thật đẹp, chuyên nghiệp bạn nhé!

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 7

Phục vụ sản phẩm tốt nhất và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt chính là điểm nhấn để phân biệt quán của bạn với vô vàn các quán cafe khác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải sử dụng các loại hạt café có chất lượng tốt, đầu tư các máy móc, thiết bị pha chế hiện đại và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Những người sành uống café sẽ không ngại tìm đến quán của bạn nếu như họ được làm hài lòng bằng món đồ uống chất lượng tuyệt hảo.

2.7. Lập kế hoạch truyền thông và quảng cáo

Để nhanh chóng xây dựng mạng lưới kinh doanh của mình, bạn cần xây dựng kế hoạch truyền thông, tiếp thị quán cafe khoảng 1 tháng trước khi khai trương. Hãy sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến như Google map, Facebook, Instagram, Now, Foody,…, hoặc các mối quan hệ bên ngoài của mình để giới thiệu, tiếp thị về quán.

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 8

Một vài chương trình marketing mà bạn có thể sử dụng để quảng bá quán cafe của mình là tiếp thị tại điểm bán, khuyến mãi, sử dụng hình ảnh, video để kích thích sự tương tác từ khách hàng, khuyến khích họ checkin, tương tác, review quán trên MXH để nhận quà tặng,..

Ngoài ra với cafe sách thì việc hợp tác với nhà xuất bản, với các tác giả, dịch giả để tổ chức các buổi họp mặt, ra mắt sách… là cách hiệu quả để bạn vừa tăng doanh số, vừa tăng độ phổ biến cho quán cafe của mình.

2.8. Thuê nhân viên và lên kế hoạch quản lí vận hành

Nhân viên phục vụ trong quán cafe cũng là một phần quan trọng để xây dựng hình ảnh của quán và cho biết liệu việc kinh doanh quán cafe có lãi không. Tất cả mọi người đều muốn thuê nhân viên rẻ.

Tuy nhiên, xét một cách lâu dài, những nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp, lịch sự mới là yếu tố hữu ích, quyết định sự thành bại khi kinh doanh quán café. Vì thế, kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê cho rằng, hãy chú ý đến việc đào tạo nhân viên phục vụ. Hãy cung cấp họ những công cụ, kỹ năng cần thiết để gây ấn tượng và làm hài lòng khách hàng ngay từ lần đầu tiên.

KINH NGHIỆM KINH DOANH CAFE SÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 9

Và để quản lí một đội ngũ, một bộ máy vận hành trơn tru thì chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có kế hoạch quản lí chi tiết và hợp lí nhất, sử dụng nguồn lực tài chính, sức người sức của để tối đa hiệu suất hoạt động.

Bài viết cũng khá chi tiết và đầy đủ rồi. Hy vọng thông qua bài viết của Goldeansea bạn đã phần nào hiểu được những yếu tố căn bản để bắt đầu vào sự nghiệp kinh doanh cà phê của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và chúc các bạn thành công!

    Write a comment