Bắt đầu mở quán là bước đi đầu tiên trên hành trình kinh doanh của bạn, vì vậy hãy lưu ý đến nó thật cẩn thận. Đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến sẽ là thứ quyết định tới tất cả các bước sau này: lựa chọn địa điểm quán, quyết định lên menu đồ uống hay tuyển dụng nhân viên.
Việc mở quán gồm các bước cơ bản là sau:
Contents
1. Xác định đối tượng khách hàng
Bạn cần có một đối tượng chính để cửa hàng của mình hướng đến, trong cách. Đó cũng sẽ là đối tượng mục tiêu của việc lên menu đồ uống, cách thiết kế bài trí nội thất của quán, các kế hoạch – thông điệp marketing cũng như tuyển dụng nhân sự của quán sau này.
Hãy đặt ra những câu hỏi nhiều nhất có thể : Khách hàng bạn muốn hướng đến là ai? Nhu cầu của họ như thế nào? Họ cần gì và muốn gì ở một cửa hàng đồ uống?
Xác định đối tượng để xác định phong cách thiết kế phù hợp
Hãy tự đặt câu hỏi và trả lời cho các câu hỏi liên quan. Ví dụ:
- Khách Hàng của bạn chủ yếu là nhân viên văn phòng. Họ muốn một nơi để bàn chuyện kinh doanh, ký kết hợp đồng vào buổi sáng. Họ muốn thư giãn vào buổi trưa và tiếp tục làm việc vào buổi chiều.
> Họ cần một nơi thoáng mát, yên tĩnh, có chỗ để xe, gần các tòa nhà văn phòng cho thuê và nhất định phải có các món ăn trưa…
- Khách Hàng của bạn là những người trung tuổi.
> Họ cần một quán cà phê nho nhỏ gần khu dân cư, có một mái hiên mát mẻ và nhìn ra phố xá để thư giãn, hàn huyên với bạn bè. Đồ uống chỉ cần các món truyền thống.
- Khách Hàng của bạn là học sinh, sinh viên
> Họ thích những không gian rộng mở, những trào lưu của giới trẻ. Họ cần một nơi gần trường học, tiện xe buýt, có không gian mới mẻ để check in, giới thiệu với bạn bè trên mạng…
- Khách Hàng của bạn là những người có sở thích đặc biệt. Ví dụ như họ mê rock, mê nhạc Trịnh, thích chụp ảnh hay yêu động vật.
> Họ cần một nơi có không gian đúng với gu họ thích, thường chơi những bản nhạc họ hay nghe. Đó là nơi để họ gặp gỡ và giao lưu với những người có cùng sở thích với họ.
Khách hàng của bạn thích đọc sách, thích yên tĩnh… hay thích những nơi sôi động?
TIP
Nếu bạn có một sở thích đặc biệt gì đó, hẳn việc bạn mở một quán cà phê theo sở thích đó là một ý tưởng tuyệt vời. Hơn nữa, bạn lại tạo được một thương hiệu và sự khác biệt riêng cho cửa hàng của mình. Khi đó, việc cạnh tranh của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
2. Bước tiếp theo: đánh giá thị trường
Bây giờ bạn đã mường tượng ra được lượng khách hàng tiềm năng của mình rồi, hãy bắt tay tiếp vào việc tìm hiểu tiềm năng thị trường. Một ý tưởng rất hay, nhưng thị trường không muốn đón nhận, hoặc bước ra thị trường quá sớm hay quá muộn đều có thể làm cho nó bị thui chột mãi mãi.
Cũng vẫn là những câu hỏi, chúng ta đánh giá tiềm năng thị trường gồm những phần như sau:
- Số lượng các quán cafe, trà sữa trên địa điểm bạn dự định mở quán
- Chất lượng phục vụ của các quán đó như thế nào, số lượng khách ra sao?
- Điểm khác biệt (điểm nhấn) của mỗi quán đó là gì?
- Còn điểm nào mình có thể khai thác để giúp quán của mình nổi bật so với các cửa hàng cạnh tranh?
- Nếu không tìm được đối thủ nào: tìm hiểu lý do tại sao ở đây không phát triển dịch vụ này. Có thể do thị trường chưa được khai thác, nhưng cũng có thể do thị hiếu không hợp để kinh doanh (bạn muốn mở quán trà sữa nhưng dân cư chỉ thích uống cà phê truyền thống chẳng hạn).
Thị hiếu khách hàng tiềm năng của bạn có phù hợp với ý tưởng của bạn không?
Nếu bạn đã xác định được hướng đi rõ ràng và đối tượng khách hàng của mình rồi, hãy cùng đi tới bước tiếp theo, đó là chọn địa điểm mở quán cafe (trà sữa)
Bạn đã tự tin hơn rồi chứ. Tiếp theo là các đầu việc cần triển khai để bắt đầu kinh doanh . Từ việc lên ý tưởng, thuê mặt bằng, thiết kế nội thất, trang trí quán cafe, pha chế và học pha chế. Mỗi bước sẽ có vai trò nhất định trong việc hình thành phong cách và quyết định sự thành công của quán cafe đó.
1. Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán cafe
Theo kinh nghiệm mở quán cafe, việc lên ý tưởng và phong cách cho quán cafe là việc quan trọng hàng đầu của các ông chủ quán. Do vậy, các bạn nên hình thành cho mình ý tưởng và phong cách riêng của quán hoặc từ đối tượng khách hàng hướng tới thì đưa ra được ý tưởng.
Bạn có ý tưởng như thế nào về kinh doanh của mình? Liên hệ Goldensea để trao đổi và nhận tư vấn ngay!
(mách nhỏ) ngay cả khi bạn chưa có ý tưởng, đừng ngần ngại liên hệ. Với 15+ năm kinh nghiệm và thực tế hàng trăm quán cafe hoàn thành, Goldensea tự tin sẽ giúp bạn bước nhanh và chắc hơn trong hành trình kinh doanh của riêng mình.
** Bạn cũng có thể tham khảo các thiết kế quán cafe đẹp
2. Thuê mặt bằng
Mặt bằng luôn là yếu tố tiên quyết cho việc thành công của quán cafe. Khi có ý tưởng và phong cách của quán, các bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán sao cho phù hợp.
Ví dụ: cafe dành cho công sở thì địa điểm đặt phải ở gần các cơ quan, công ty và các trung tâm nơi mà các nhân viên văn phòng thường đi qua hay là nơi dễ dàng để gặp gỡ khách hàng.
Bạn có thể tham khảo các tòa nhà văn phòng cho thuê tại Hà Nội tại đây để lựa chọn khu vực phù hợp cho quán Cafe văn phòng
Nếu bạn có nhà để mở quán thì yên tâm, nhưng nếu bạn phải đi thuê thì cần chú ý là thời gian thuê phải dài để có thời gian thu hút khách và kiếm đủ tiền để hoàn vốn đầu tư.
|| Nếu bạn chưa tìm được mặt bằng cho quán, hãy tham khảo: Kinh nghiệm lựa chọn mặt bằng mở quán cafe
3. Thiết kế nội thất
Thiết kế quán cafe là một trong những điều bạn nên đặc biệt chú ý khi bắt tay vào kinh doanh quán cafe. Theo kinh nghiệm mở quán cà phê của nhiều thế hệ, bạn nên dành ra ít nhất 3-5 tuần để đưa ra cách thiết kế, trang trí quán cafe sao cho phù hợp với diện tích và phong cách cá nhân bạn mong muốn.
Bạn hãy tìm đến một công ty thiết kế quán cà phê chuyên nghiệp và đủ kinh nghiệm để có thể thiết kế và thi công quán cafe của mình một cách nhanh chóng. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, Goldensea có thể là một lựa chọn tốt cho bạn
4. Trang trí quán cafe
Để làm nổi bật phong cách cũng như nội thất của bạn, tạo một không gian đẹp phù hợp với ý tưởng ban đầu, bạn nên chú ý trang trí quán cafe sao cho phù hợp. Bạn có thể dùng các bức tranh vẽ, giấy dán tường, vẽ tranh tường hay dùng những tác phẩm nghệ thuật để trang trí.
5. Chuẩn bị dụng cụ pha chế và cốc chén
Dụng cụ pha chế cho quán cafe khá đơn giản: cốc, chén, phin, thìa… bạn nên chuẩn bị trước khoảng một tuần trước khi khai trương cửa hàng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cốc, chén đựng đồ uống với mẫu mã đa dạng nhiều chủng loại.
Bạn có thể đến các cơ sở đặt riêng các mẫu thiết kế dụng cụ cho mình, có thể đưa logo hay thương hiệu lên các dụng cụ đó.
6. Theo học một khóa pha chế tại một địa chỉ uy tín
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những yếu tố kể trên, điều quan trọng các bạn cần làm là phải tìm một địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp nhất để học pha chế các loại thức uống. Đến với lớp pha chế, các bạn sẽ được học một kiến thức nền cơ bản, từ đó có thể sáng tạo ra các công thức riêng tạo được Unique Selling Point cho quán.
Vậy để chuẩn bị kinh doanh một quán cafe, các bạn cần phải tham khảo tất cả những yếu tố kể trên, đặc biệt là các bạn phải tạo được dấu ấn riêng cho quán cafe của mình bằng các loại thức uống được pha chế riêng cho quán cafe của mình.
Goldensea xin chúc bạn thành công với ý tưởng kinh doanh quán cafe của mình và đừng quên chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với các thiết kế tối ưu sử dụng và tiết kiệm chi phí đầu tư!